http://gachbetongnhe.com.vn/bao-gia-gach-be-tong-nhe-gia-gach-aac-gach-sieu-nhe-2018/ http://gachbetongnhe.com.vn/san-pham/gach-chong-nong-sieu-nhe/ http://gachbetongnhe.com.vn/san-pham/gach-ton-nen-sieu-nhe-aac/ https://www.youtube.com/channel/UCyRc_WUmpJpNYpWaqA4e2JQ https://www.facebook.com/gachbetongnhe.com.vn/ http://phatthucamcanh.com

SAKO VIỆT NAM - CHUYÊN GẠCH SIÊU NHẸ | GẠCH BÊ TÔNG NHẸ | GẠCH AAC | GẠCH CHỐNG NÓNG | GẠCH TÔN NỀN SIÊU NHẸ - HOTLINE 0926 422422

Cập nhật báo giá gạch siêu nhẹ | gạch bê tông nhẹ | gạch aac | gạch chống nóng | gạch tôn nền siêu nhẹ mới nhất

HƯỚNG DẪN THI CÔNG GẠCH SIÊU NHẸ, GẠCH BÊ TÔNG NHẸ, GẠCH AAC

LOẠT BÀI HƯỚNG DẪN THI CÔNG GẠCH SIÊU NHẸ, GẠCH BÊ TÔNG NHẸ, GẠCH AAC CHI TIẾT

http://gachbetongnhe.com.vn/luu-y-khi-thi-cong-gach-sieu-nhe-aac/

BÀI 5: XỬ LÝ XÂY TẠI CÁC VỊ TRÍ NHƯ CỬA SỔ/ CỬA PHÒNG/ CỬA CHÍNH RA VÀO NHÀ

Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm khi muốn sử dụng gạch AAC. Trải qua nhiều công trình thực tiễn đã đúc rút được nội dung này như sau:

Với cửa sổ: Tiến hàng đổ lanh tô ở trên và dưới cửa sổ, nhằm tránh hiện tượng bị nứt hoặc gãy gạch tại các vị trí này. Đối với những của số sau này không làm khung bao, có gắn cánh cửa sổ trực tiếp vào tường thì lúc xây sẽ chèn thêm gạch nung đỏ hoặc gạch bê tông táp lô vào các vị trí dự kiến sau này gắn bản lề cửa sổ lên. Hạn chế việc gắn bản lể cửa sổ trực tiếp vào gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC.

Với cửa ra vào phòng/cửa chính: Phía trên tiến hành đổ cây lanh tô, và tại các vị trí nếu có gắn bản lề cửa thì xây chèn gạch bê tông nặng hoặc gạch đỏ.

Lưu ý: tại các vị trí chèn, tiếp giáp giữa lớp nọ và lớp kia thì phải gia cố lưới thủy tinh để chống nứt.

BÀI 4: BỨC TƯỜNG AAC ĐI ĐƯỜNG ĐIỆN/NƯỚC, KHU VỆ SINH, KHU TIẾP XÚC VỚI NƯỚC.

Tường khu vệ sinh hoàn toàn có thể sử dụng 100% xây bằng gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC (Trước kia phải chèn 3 đến 4 hàng gạch đỏ ở dưới cùng rồi mới đến AAC). Bức tường nên sử dụng loại có chiều dày tối thiểu 150mm để đặt các đường ống nước có đường kính > D34 mà ko bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng. Đặc biệt lưu ý là nếu sử dụng gạch 75mm xây tường 75 thì tuyệt đối không được đi đường điện nước âm tường. Sử dụng cây tạo rãnh sẽ dễ dàng thi công đường điện nước của Gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC giúp cho công tác thi công được đẩy nhanh tiến độ hơn nhiều lần so với gạch đỏ truyền thống.

Tại các vị trí đi đường điện/nước lúc trát bắt buộc phải sử dụng lưới thủy tinh để tránh hiện tượng tường bị nứt sau này.

Công tác chống thấm khu vệ sinh được làm như sau:

- Các bức tường cần được thực hiện quét chống thấm với chiều cao từ 30 - 60 cm (tính từ mặt sàn nhà) cho các bức tường xây gạch bê tông khí chưng áp trước khi trát và ốp lát gạch. Chất chống thấm có thể dùng nhiều loại hiện đang có trên thị trường áp dụng cho gạch đỏ truyền thống.

- Khu vực lắp vách kính phòng tắm – Cabin tắm kính (khu vực chịu nước nhiều khi tắm bằng vòi hoa sen) thực hiện quét chống thấm với chiều cao > 180cm với toàn bộ các bức tường khu vực này hoặc nếu cho cả phòng thì càng tốt.

Bài 3: Xử lý mối liên kết giữa tường gạch AAC với cột, dầm và trần.

Các vị trí liên kết giữa các bức tường với cột, dầm và trần nhà, khi thi công cần phải bố trí cấy bát neo tường, quy cách cụ thể như sau:

- Liên kết giữa bức tường với cột bê tông: Thực hiện cấy bát neo, với mật độ 40cm/01 bát neo (tương đương 02 hàng gạch = 01 bát neo).

- Liên kết giữa tường và dầm bê tông hay trần: Cấy bát neo với mật độ 120cm/01 bát neo hoặc theo yêu cầu thiết kế để thực hiện.

Thực hiện cấy 01 bát neo đối với bức tường dầy 100mm hoặc 150mm, cấy 02 bát neo đối với bức tường dầy 200mm.

* Việc xử lý cho phần liên kết giữa tường gạch AAC và trần/ dầm?

Tại vị trí này, đơn vị thi công không nên xây kịch bức tường lên sát dầm hoặc trần, phải để một khe hở. Bên cạnh đó, đơn vị thi công cũng không nên chèn căng hoặc sử dụng các biện pháp xây nghiêng bằng gạch đỏ. Chúng tôi khuyến cáo nên chèn bằng vữa tự chèn hoặc bằng các loại keo hay vật liệu có độ dẻo đàn hồi như xốp / mút để sau khi chất đủ tải và nếu có chuyển vị dầm sẽ không bị ảnh hưởng đè nén lên bức tường gây nứt. Chúng tôi khuyến cáo khi chưa chất đủ tải ko nên chèn căng ngay, khe hở này nên để hở từ 20 -30mm tính từ điểm võng nhất của dầm / trần, sau đó dùng vữa tự chèn và keo có độ dẻo dàn hồi / xốp / mút chèn vào.

* Việc xử lý khe tiếp giáp giữa bức tường Gạch AAC với cột, dầm/ trần không khác so với bức tường gạch đỏ truyền thống, cụ thể tại vị trí tiếp giáp này (hai loại vật liệu Gạch AAC và Bê tông) bắt buộc dùng lưới thủy tinh hoặc lưới thép mắt cáo, chiều rộng của lưới có độ phủ tràn sang hai bên của khe tiếp giáp mỗi bên 100mm. Việc liên kết này tương tư như khi đi đường điện nước.

Bài 2: TIẾN HÀNH XÂY DỰNG

Trong nội dung của bài 1 chúng tôi đã đưa ra công tác chuẩn bị để xây tường bằng gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC. Sau khi chuẩn bị xong chúng ta sẽ bắt tay vào tiến hành xây dựng. Về nguyên tắc xây các viên phải so le nhau và không được chùng mạch. Việc xây cũng gần giống như gach nung truyền thống. Người thợ sẽ tiến hành xác định vị trí và lấy vữa xây những viên gạch đầu tiên cho bức tường. Tuy nhiên công tác xây phải chú ý một số kỹ thuật như sau:

  1. KHẨU ĐỘ BỨC TƯỜNG

- Với gạch mác B3 (cường độ chịu nén trung bình >=3.5Mpa) thì chiều dài bức tường xây <=3,6m. Nếu chiều dài bức tường lớn hơn 3,6m khi thi công phải có thêm 01 cột phụ (bằng bê tông cốt thép) để đảm bảo độ cứng và chống nứt tường.

- Với gạch mác B4 có cường độ cao hơn (>=5mpa) thì chiều dài bức tường xây <=4,8m. Nếu chiều dài bức tường lớn hơn 4,8m khi thi công phải có thêm 01 cột phụ (bằng bê tông cốt thép) để đảm bảo độ cứng và chống nứt tường.

  1. CHIỀU CAO/CHIỀU DÀI BỨC TƯỜNG XÂY

Với chiều cao bức tường bê tông khí > 3,2m phải bố trí giải pháp đổ giằng tường bằng bê tông cốt thép chạy ngang giữa bức tường.

* Quy cách cột phụ như sau: Dày 10cm, rộng theo kích thước viên gạch.

* Quy cách thanh giằng tường như sau: Cao 10cm, rộng theo kích thước viên gạch.

Cụ thể:

+ Tường dày 20cm: ( 10cm x 20cm), Lõi 02 thanh sắt Ф12.

+ Tường dày 15cm: ( 10cm x 15cm), Lõi 02 thanh sắt Ф10.

+ Tường dày 10cm: ( 10cm x 10cm), Lõi 02 thánh sắt Ф10.Lưu ý: Phần cột phụ sẽ được be cốp pha và thi công sau cùng trước khi trát hoàn thiện. Quá trình xây dựng lưu ý cấy sẵn các râu thép để liên kết tường với cốp pha.

Việc xác định khẩu độ, chiều cao, chiều dài bức tường rất quan trọng để tránh hiện tượng sau này bức tường yếu và bị nứt trong quá trình sự dụng. Trên thực tế rất ít người nắm được yêu cầu này. Rất nhiều công trình xây những bức tường có chiều cao hoặc chiều dài vượt quá mức cho phép. Sau này tường bị nứt lại đổ lỗi cho chất lượng của gạch bê tông khí là không chính xác.

f:id:gachbetongnhe:20180409012838j:plain

BÀI 1: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI XÂY

  1. Gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC: xây gạch AAC thì tất nhiên là phải chuẩn bị gạch rồi. Gạch có kích thước phù hợp với nhu cầu xây tường. Kích thước gạch có 75x200x600mm; 100x200x600mm; 150x200x600mm và 200x200x600mm.
  2. Dụng cụ thi công:

- Bay xây: Sử dụng bay xây chuyên dụng cho gạch bê tông khí chưng áp (Hình đính kèm), bay xây chuyên dụng có ưu điểm là dàn vữa đều và tiết kiệm vữa xây giúp thi công nhanh. Thực tế tại một số công trình ở Đà Nẵng công nhân vẫn dùng bay xây gạch nung. Dùng bay này cũng xây được nhưng thường mạch vữa không đều và khá tốn vữa xây (do mạch to).

- Búa cao su: dùng búa cao su để căn chỉnh gạch cho đều. Tránh dùng búa sắt vì có khả năng làm bể gạch.

- Thước thăng bằng: Giúp kiểm soát độ nghiêng của

tường xây.

- Cây tạo rãnh: Tạo đường rãnh để chạy đường điện, nước, tạo rãnh cho râu thép hoặc rãnh để đặt cây thép giằng tường. Thực tế hiện nay rất ít đội thi công dùng vật dụng này. Đi đường điện, nước vẫn dùng máy cắt không cần thiết và lâu cũng như có thế làm nứt tường.

- Bàn chà nhám: dùng để chà những chỗ bị lồi của bức tường, giúp tường xây phẳng hơn.

- Máy cắt gạch bê tông khí chuyên dụng: dùng máy cắt chuyên dụng giúp cắt nhanh, đều. Thực tế vẫn có thể dùng cưa cầm tay hay máy cắt cầm tay. Nhưng với gạch có kích thước lớn thì lưỡi cưa cắt không hết dẫn đến cắt lâu và bể gạch. Tránh dùng rìu vì rất dễ bể gạch.

  1. Vữa xây

Có thể sử dụng 2 loại vữa xây: Vữa xây chuyên dụng và vữa truyền thống. ƯU tiên sử dụng vữa xây chuyên dụng. Vữa xây chuyên dụng là phương án ưu tiên số 1 và tốt nhất dành cho bức tường xây bằng gạch Bê tông khí, để đảm bảo chiều dày mạch vữa mỏng từ 3 => 5mm, vữa mỏng là do được kiểm soát bởi bay xây chuyên dụng có răng cưa. Trong vữa chuyên dụng có chất phụ gia polyme ngăn khả năng cháy vữa (cướp nước trong vữa), giúp tăng độ bám dính, đảm bảo cường độ khối xây và đặc biệt ngăn không cho nước ngấm theo mạch ngang và mạch đứng gây ra hiện tượng thấm nước vào tường.

Tường xây bằng vữa chuyên dụng cho cảm quan bề mặt đẹp và phẳng. Nếu tổ chức thi công tốt, bức tường sau khi xây có độ phẳng tốt, chúng ta có thể dán giấy dán tường trực tiếp lên bề mặt  tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc trát hoàn thiện hoặc có thể sử dụng bột bả Skim Coat để hoàn thiện mà không cần trát lớp vữa với tường ngăn bên trong (lớp bả này chỉ dầy tối đa 3 =>5mm).

- Vữa xây xi măng cát thông thường sẽ có mạch vữa dầy từ 10 => 15 mm/01 mạch (mạch vữa dầy và kết hợp vữa trộn loãng hơn 30% cũng để đảm bảo không bị cháy vữa khi xây – tránh hiện tượng cướp nước trong vữa của gạch Bê tông khí). Tuy nhiên bức tường xây bằng vữa xi măng cát sẽ cho các mạch xây không được đẹp và mỏng như xây với vữa xây chuyên dụng.

http://gachbetongnhe.com.vn/huong-dan-thi-cong-gach-tong-nhe-aac/

Trên đây là các khâu phải chuẩn bị trước khi xây gạch siêu nhẹ, gạch bê tông nhẹ AAC